Tiêm vacxin cho gà giúp điều trị và phòng chống nhiều loại bệnh nhưng không phải ai cũng biết kỹ thuật thực hiện. Để chăn nuôi có hiệu quả, mọi người phải biết cách tiêm gà chuẩn xác, đúng bệnh đúng thuốc và đúng thời gian. Vậy cách tiêm như thế nào? Người nuôi cần chuẩn bị những gì? Mời bạn tham khảo bài viết của Kubet77 dưới đây nhé!
Quy trình tiêm vacxin cho gà là gì?
Để có đàn gà khoẻ mạnh, người chăn nuôi cần theo dõi quy trình tiêm vacxin chính xác. Có thể nói, phòng bệnh bằng vacxin là cách tốt nhất để đảm bảo trạng gà. Vacxin là thuốc sinh học có kháng nguyên từ sinh vật gây bệnh nhưng được điều chế không gây hại cho gà.
Quy trình tiêm vacxin cho gà được lên lịch trình, chuẩn bị đầy đủ vật dụng, thuốc và nghiên cứu công tác thực hiện. Việc tiêm phòng rất cần thiết trong các chu kỳ sinh trưởng và phát triển của gà. Tiêm vacxin đúng thời điểm cũng giúp kiểm soát cho gà nhanh chóng, kịp thời. Đặc biệt quan trọng đối với các giống gà được nuôi dưỡng để đấu chọi, chúng cần chăm sóc kỹ càng cũng như tiêm bệnh đủ mũi.
===> Xem thêm: Cách Chơi Đá Gà Trực Tuyến – Kinh Nghiệm Săn Tiền Tỷ Về Tay
Một số bệnh cần tiêm vacxin cho gà
Gà còn nhỏ sẽ nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn những con trưởng thành. Các loại bệnh nguy hiểm thường do virus, vi khuẩn từ môi trường sinh sống. Một số bệnh cần phải tiêm vacxin ngay, bao gồm:
- Cúm H5N1: Loại bệnh nguy hiểm và dễ lây sang người chăn nuôi.
- Bệnh Newcastle: Tỷ lệ gà mắc dịch tả Newcastle nhanh chết cao, lây truyền mạnh. Do loại virus làm giảm sinh sản, chất lượng thịt kém.
- Gumboro: Mầm bệnh từ virus ARN Birna lây lan nhanh. Biểu hiện gà mắc phải như kém ăn, xù lông, gầy rạc,…
- Tụ huyết trùng: Vi khuẩn Pasteurella Multocida gây tụ huyết, xuất hiện trên thân gà.
- Bạch lỵ: Thường xảy ra ở gà con dưới 1 tháng, lây lan do khuẩn Salmonella Pullorum.
- Viêm phế quản IB: Có tính truyền nhiễm, khiến gà bị yếu, ho hen dẫn đến tử vong. Biểu hiện tập trung ở đường hô hấp như khó thở, tổn thương cơ quan, kêu khó khăn,…
- Bệnh sốt rét: Gà sống trong môi trường nóng ẩm dễ bị ký sinh trùng máu xâm nhập.
Tại sao phải tuân thủ quy trình tiêm vacxin cho gà?
Mỗi giai đoạn phát triển của gà cần có sự theo dõi sát sao từ chủ chăn nuôi. Việc tuân thủ quy trình tiêm phòng bệnh vừa mang đến lợi ích cho người nuôi, vừa là trách nhiệm cần thực hiện. Cụ thể:
Hiểu biết kỹ năng chăm sóc gà
Trong khoảng thời gian 2 tháng đầu, gà sẽ cần tiêm nhiều mũi vacxin. Tuân thủ đúng quy trình tiêm vacxin giúp bạn nắm chắc công việc chuẩn bị, sơ cứu nếu gà bị sốc thuốc. Tiêm vacxin cho gà có khó không? Nhìn có vẻ đơn giản nhưng cũng cần thông thạo kỹ thuật cùng nắm bắt thời điểm. Nếu có kinh nghiệm tiêm bệnh cho gà nhiều lần, bạn sẽ tự biết công tác thực hiện.
Nắm bắt quá trình phòng bệnh hiệu quả
Mục tiêu của quy trình tiêm thuốc là phòng chống các mầm bệnh dễ xảy ra. Gà được tiêm vacxin đúng lúc, đúng liều sẽ khoẻ mạnh, hạn chế bệnh hay kháng virus vi khuẩn mạnh hơn. Một con gà được chăm sóc sức khỏe tốt thì cả đàn, cả trang trại gà sẽ an toàn.
Ghi nhớ các mũi tiêm vacxin cho gà
Quy trình được lên kế hoạch sẵn theo từng thời điểm sinh trưởng của gà và giống gà. Mỗi độ tuổi sẽ được quy định số lần tiêm, loại thuốc khác nhau. Khi tuân thủ cách tiêm, bạn sẽ nhớ thời gian nào nên dùng loại thuốc tương ứng. Trong một vài trường hợp, người chăn nuôi có thể tự mua vacxin cho gà.
Quy trình tiêm vacxin cho gà phòng bệnh theo chu kỳ sinh trưởng
Một con gà từ khi sinh ra cần tiêm tổng cộng 8 mũi vacxin. Tuỳ theo từng giai đoạn sẽ tiêm chủng loại thuốc riêng. Bạn có thể tham khảo quy trình tiêm bệnh như sau:
Tiêm cho gà mới nở 1 ngày
Gà con mới nở có nguy cơ dễ nhiễm bệnh nhất. Lúc này là thời điểm chủ nuôi nên tiêm vacxin IB chống viêm phế quản cho gà. Loại bệnh này truyền nhiễm nên rất nguy hiểm và được ưu tiên. Quy trình chuẩn bị bao gồm:
- Bơm 10ml nước cất vào ống tiêm dùng pha với vacxin.
- Chuẩn bị vacxin IB với liều lượng cần dùng cho số lượng gà mà bạn nuôi.
- Nhỏ mỗi con gà 2 – 3 giọt vào mũi. Để tránh nhầm lẫn, hãy tách riêng những con đã tiêm với chưa tiêm.
Quy trình tiêm vacxin cho gà được 3 ngày tuổi
Đến ngày tuổi thứ 3, gà cần tiêm mũi vacxin Newcastle. Mũi thứ 2 của vacxin cần tiêm vào ngày 21 của tháng tuổi thứ 2. Việc chuẩn bị tiêm phòng bệnh như sau:
- Chiết 10ml nước muối sinh lý hoặc nước cất vào kim tiêm.
- Mua lọ vacxin chủng F Newcastle, 1 lọ có thể pha cho 100 liều.
- Tiến hành nhỏ vào mắt hoặc miệng gà. Nếu nhỏ mắt, nên tra mỗi bên 1 giọt thuốc.
Chuẩn bị tiêm cho gà 7 ngày tuổi
Mũi thứ 3 cần tiêm là vacxin đậu gà. Người nuôi cần chuẩn bị quy trình tiêm vacxin cho gà gồm:
- Nước cất hoặc nước muối sinh lý chiết vào ống tiêm.
- Pha nước cất với 1 lọ vacxin bệnh đậu gà, sau đó lấy thuốc vào kim tiêm.
- Thực hiện động tác tiêm nhanh vào phần cánh, tránh để gà giãy lên chệch mũi kim và đổ thuốc ra.
Quy trình tiêm thuốc cho gà 10 ngày tuổi
Với gà đã 10 ngày tuổi, quy trình diễn ra mũi bệnh Gumboro tương tự và đặc biệt chú ý tới tiêm vacxin cho gà chọi. Giống gà đưa vào thi đấu nên cần được cẩn thận theo dõi, phòng bệnh xù lông để đủ điều kiện đưa đi đá gà. Thời điểm tiêm nhắc lại lần 2 vào 24 ngày tuổi, liều lượng thuốc sẽ phụ thuộc vào trọng lượng của từng con gà. Quá trình diễn ra như sau:
- Lấy 10ml nước cất mát hoặc nước muối sinh lý pha với thuốc.
- Mua vacxin phòng bệnh Gumboro 100ml.
- Tiến hành cho gà uống thuốc qua miệng hoặc nhỏ vào mắt. Động tác phải thật dứt khoát và linh hoạt.
Thực hiện tiêm vacxin cho gà 15 ngày tuổi
Lúc gà đủ 15 ngày tuổi, người nuôi nên tiêm thuốc bệnh cúm H5N1. Đa số ai nuôi gia cầm đều biết đến loại bệnh này nguy hiểm cỡ nào, thậm chí có thể lây sang cả người. Do đó, quy trình tiêm vacxin H5N1 rất cần thiết và bắt buộc. Công tác chuẩn bị tương tự các mũi tiêm khác, nhưng cần tiêm dưới da gà.
Quá trình tiêm bệnh cho gà 40 ngày tuổi
Gà đã hơn 1 tháng tuổi cần tiêm phòng bệnh tụ huyết trùng. Lúc này, thuốc được đưa vào cơ thể gà qua vùng da cổ hoặc ức. Quy trình như sau:
- Lấy nước cất hoặc nước muối sinh lý vào ống tiêm, hoà theo tỷ lệ trên hướng dẫn sử dụng thuốc.
- Chia nhỏ cho từng con gà với 0,5ml / 1 con. Theo dõi đàn gà sau tiêm khoảng 15 phút, quan sát và cứu chữa kịp thời nếu gà xảy ra tình trạng sốc thuốc.
Hướng dẫn cách tiêm vacxin cho gà nhanh chóng
Quy trình tiêm vacxin phòng bệnh cho gà hoàn toàn cần thiết và cần biết. Tuy nhiên, không phải cứ thế tiêm mà không cần tìm hiểu. Để đảm bảo an toàn trong quá trình thực hiện, bạn có thể tham khảo các bước hướng dẫn dưới đây:
Các bước thực hiện tiêm dưới da
Cách tiêm dưới da được thực hiện tại vị trí cổ, bụng hoặc cánh gà. Ưu điểm ở phương pháp này là dễ dàng đưa lượng thuốc lớn vào cơ thể gà mà không gây tổn hại da hay cơ quan. Các bước tiêm vacxin cho gà vùng dưới da cụ thể:
- Bước 1: Dùng 2 ngón tay kéo phần da cổ lên trên, thường dùng ngón trỏ và ngón cái.
- Bước 2: Khử trùng kim tiêm, bơm thuốc sẵn vào ống, chọc theo hướng từ phần đầu xuôi xuống thân.
- Bước 3: Đẩy đỉnh ống tiêm để bơm thuốc.
Khi vừa tiêm xong, vùng da đó sẽ bị phồng lên do thuốc chưa tan hết vào cơ thể. Song, tầm 3 – 5 phút sẽ trở về trạng thái bình thường.
Hướng dẫn cách tiêm vacxin cho gà ở vùng bắp
Cách tiêm bắp đùi áp dụng loại kim số 9 cho gà đã lớn. Cách tiêm giúp vacxin lưu thông vào cơ thể nhanh hơn. Chi tiết các bước như sau:
- Bước 1: Đo lường trọng lượng của gà, xác định vị trí bắp cần tiêm. Thường là vùng thịt bắp dưới diều khoảng 3cm hoặc cùng đùi.
- Bước 2: Tiến hành chọc mũi kim nghiêng 45 độ, sâu khoảng 0,5 đến 1cm.
- Bước 3: Nhấn chặt vị trí xiên kim để tránh vacxin theo ống kim chảy ra lại. Sau đó, xoa bóp vùng tiêm khoảng 3 – 5 phút.
Bài viết trên là chia sẻ của Kubet về quy trình tiêm vacxin cho gà phòng bệnh cùng hướng dẫn cách thực hiện chính xác. Công tác tiêm phòng là điều cần thiết cho quá trình chăm sóc, chăn nuôi hiệu quả. Hy vọng các bạn nắm bắt và tuân thủ đúng quy trình để nuôi được đàn gà khoẻ mạnh.